Chi tiết

Chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đến năm 2025, tầm nhìn 2035

1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
1.1. Quan điểm phát triển

Việc xây dựng quy hoạch phát triển Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu cần thực hiện theo các quan điểm sau đây:
  •  Gắn kết chặt chẽ nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo, với sản xuất kinh doanh ngành Dầu thực vật; đảm bảo phát triển ngành Dầu thực vật bền vững, bảo vệ môi trường ở mức an toàn nhất; đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
  • Các đơn vị nghiên cứu triển khai trực thuộc Viện đóng vai trò trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ.
  •  Tạo môi trường bình đẳng cho các đơn vị trực thuộc và các cá nhân hoạt động KHCN; thực hiện phương thức quản lý phù hợp trên cơ sở  hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • Phát huy dân chủ, nâng cao tính sáng tạo của cán bộ khoa học trong nghiên cứu khoa học.
  •  Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế, tiếp thu công nghệ mới và chuyển giao các công nghệ tiên tiến hiện đại trong lĩnh vực Dầu thực vật.
  • Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sáng tạo bình đẳng của các cán bộ nghiên cứu khoa học trong các đơn vị thành viên của Viện, nhằm khai thác tối ưu mọi nguồn lực cho sự phát triển của Viện.
  • Phù hợp với chiến lược phát triển ngành dầu thực vật, chiến lược phát triển KH&CN và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Phát triển Viện thành trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh, làm động lực phát triển KH&CN của ngành dầu thực vật, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
1.2. Định hướng phát triển
1.2.1.  Trong hoạt động nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu khoa học phải gắn liền với nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội, thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ thông qua thị trường.
  • Mở rộng hợp tác quốc tế; phối hợp nghiên cứu nhằm đưa ra các sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.2.2.  Trong hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
  • Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có lợi thế của Viện và thích hợp với nhu cầu của thị trường.
1.2.3.  Trong hoạt động dịch vụ và đào tạo
  • Khuyến khích cán bộ đào tạo nâng cao trình độ.
  • Xây dựng chính sách ưu đãi cán bộ có trình độ cao và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Viện.
  • Xây dựng và phát triển phòng thí nghiệm phân tích và kiểm định chất lượng để cung cấp dịch vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của khách hàng;
  • Triển khai các dịch vụ đào tạo: cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân kỹ thuật v.v... cho ngành;  cung cấp nhân lực có đào tạo cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp.
  • Nghiên cứu khoa học phải gắn với việc nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực.
  • Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị để phục vụ có hiệu quả công tác NCKH.
1.3.  Mục tiêu chiến lược
1.3.1.  Mục tiêu chung
Mục tiêu chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đến năm 2025, tầm nhìn 2035 là xây dựng Viện trở thành Tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực dầu thực vật và cây có dầu, với đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của thế giới, có quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng.
1.3.2. Mục tiêu đến 2025
  • Thực hiện cơ chế tự chủ tự trang trải kinh phí theo Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ, từng bước đưa Viện vào hoạt động hiệu quả và phát triển trong cơ chế thị trường;
  • Củng cố lực lượng KHCN và cơ sở vật chất của Viện để đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ mới, tư vấn chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển của ngành Dầu thực vật trên cơ sở thực hiện các dự án đầu tư chiều sâu, nhiệm vụ khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ KHCN của Viện;
  • Khai thác hiệu quả tiềm năng hiện có của Viện; tập trung đầu tư các Trung tâm, các Bộ môn nghiên cứu để có đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ KHCN quan trọng của ngành, tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án KHCN quốc gia đã được Bộ và Chính phủ phê duyệt.
1.3.3. Mục tiêu đến 2035
  • Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ tạo ra các công nghệ tiên tiến hiện đại, phù hợp các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, đạt trình độ khu vực và tiếp cận trình độ quốc tế;
  • Phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ KHCN, quản lý và lực lượng công nhân kỹ thuật của Viện;
  • Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mở rộng các lĩnh vực hoạt động, tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao vị thế, uy tín và tầm ảnh hưởng của Viện ở trong nước và quốc tế;
  • Tiếp tục bổ sung cán bộ khoa học công nghệ trên cơ sở tuyển dụng và cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài; củng cố và phát triển các Trung tâm, và đơn vị trực thuộc Viện.
Đưa Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu trở thành Tổ chức khoa học công nghệ đạt trình độ quốc tế, đủ năng lực nghiên cứu và tư vấn khoa học công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành Dầu thực vật Việt Nam.
2. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
2.1. Xây dựng hoàn thiện quy chế hoạt động
Xây dựng quy chế hoạt động của Viện theo đúng điều lệ đã được Bộ Công nghiệp Ban hành tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BCN ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu - tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động theo mô hình Viện với các thành viên;
Xây dựng và ban hành các điều lệ, quy chế hoạt động cho các đơn vị trong Viện.
2.2. Đổi mới tổ chức bộ máy
Sắp xếp đổi mới tổ chức bộ máy Viện phù hợp với Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016, tạo nền tảng cho Viện thực sự đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
Sắp xếp hợp lý các khối nghiên cứu, khối nghiệp vụ để khuyến khích được tính năng động, tự chủ, tính sáng tạo trong các hoạt động nghiên cứu.
Hình thành các Công ty và Liên doanh để phát huy có hiệu quả các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới sản phẩm mới cho sản xuất; phát huy có hiệu quả tài nguyên đất do Viện quản lý.
2.3. Phát triển nguồn nhân lực
  • Thành lập bộ phận chuyên trách về hợp tác quốc tế với đội ngũ nhân lực có trình độ cao về chuyên môn, ngoại ngữ, hợp tác quốc tế.
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ làm công tác hợp tác quốc tế.
  • Đa dạng hoá phương thức phát triển nguồn nhân lực với nhiều hình thức:
    • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ.
    • Tuyển dụng thêm lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên phù hợp với từng vị trí công tác.
    • Hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước.
    • Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút và trọng dụng nhân tài, chuyên gia giỏi về Viện.
2.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
  • Có chiến lược hợp tác quốc tế và các kế hoạch hợp tác quốc tế cho từng giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà nước, của ngành Dầu thực vật Việt Nam và của Viện.
  • Tăng cường mối quan hệ hợp tác với Hiệp hội Dừa Việt Nam, Hiệp hội Dừa Bến Tre, Tổng Công ty Dầu Thực vật Việt Nam (VOCARIMEX) và với các doanh nghiệp Dầu thực vật và các Bộ Ngành hữu quan.
  • Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dựa trên thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Khoa học & Công nghệ theo Nghị định thư.
  • Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhà nước, các Bộ, các tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế.
  • Thiết lập và thúc đẩy những mối liên kết, hợp tác cùng có lợi với các Viện nghiên cứu, các trường đại học, dạy nghề, các hiệp hội, các doanh nghiệp Dầu thực vật ở khu vực và trên thế giới.
  • Tham gia hoặc chủ trì tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, trợ giúp doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế.
2.5. Tổ chức hoạt động khoa học công nghệ
  • Đề xuất các đề tài, dự án sát với yêu cầu thực tế sản xuất, thị trường, có sức thuyết phục cao để thu hút được các nguồn vốn phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
  • Triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN (đề tài, dự án…) nghiêm túc, kịp thời có hiệu quả.
  • Phát triển các lĩnh vực KHCN là thế mạnh của Viện, đồng thời liên kết với các Viện, trường để phối hợp giải quyết các vấn đề thực tiễn.
  • Cần tập trung nghiên cứu các cây như: lạc, vừng, đậu tương, hướng dương, dừa, cọ dầu, ... Triển khai các hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững như chọn tạo các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ sinh học và các biện pháp sinh học để sản xuất nông sản sạch.
  • Hợp tác nghiên cứu và sinh hoạt khoa học thường xuyên để tận dụng được chất xám của các nhà khoa học.
  • Phát huy vai trò của Hội đồng Khoa học trong việc thẩm định đánh giá các nhiệm vụ KHCN.
  • Đáp ứng nhanh và hiệu quả nhu cầu thực tế của thị trường.
  • Mở rộng các lĩnh vực hoạt động trên cơ sở tăng cường mối quan hệ và hợp tác giữa cán bộ khoa học với cơ sở sản xuất, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cá nhân, tổ chức KHCN trong và ngoài nước từ đó thực hiện áp dụng KHCN đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất và thị trường.
2.6. Tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ
a) Tổ chức sản xuất kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng  theo yêu cầu của thị trường và khách hàng.
b) Kinh doanh dịch vụ:
  • Hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Các liên doanh, điều hành trên cơ sở đóng góp vốn, lợi nhuận được chia theo vốn đóng góp.
  • Ngoài ra, Viện còn kinh doanh các dịch vụ khác có tính chất hỗ trợ hoạt động của Viện:
    • Mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
    • Đại lý bán hàng cho các Công ty.
    • Đại lý bán hàng các mặt hàng.
    • Cho thuê cửa hàng, hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ.
2.7. Phương án Tài chính
Để thực hiện quy hoạch, cần huy động tổng lực các nguồn vốn sau:
  • Vốn Ngân sách Nhà nước, bao gồm:
    • Từ các đề tài dự án (tham gia đấu thầu, tuyển chọn).
    • Vốn đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu.
  • Vốn vay Ngân hàng.
  • Vốn tự có và vốn huy động từ  các nguồn khác.
3. KẾT LUẬN
Nhận thức đầy đủ cơ hội và thách thức trước sự tồn tại và phát triển, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tập trung xây dựng “Chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đến 2025, tầm nhìn 2035” nhằm đưa ra các định hướng chiến lược xây dựng và phát triển Viện, phục vụ một cách có hiệu quả cho sự phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam nói riêng và ngành Công nghiệp Việt Nam nói chung.
“Chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đến 2025, tầm nhìn 2035” đưa ra các nội dung phát triển Viện cho từng giai đoạn cụ thể.
  • Đến 2025 
  • Hoạt động của Viện vận hành có hiệu quả theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ và trụ vững trong cơ chế thị trường và hội nhập Quốc tế.
  • Sắp xếp lại tổ chức và cơ cấu hoạt động của các đơn vị thành viên trong Viện theo mô hình đã đề ra nhằm thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, đào tạo ... một cách hiệu quả.
  • Tăng cường và phát triển đội ngũ làm công tác khoa học công nghệ và quản lý đủ trình độ đáp ứng các yêu cầu của Viện trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
  • Triển khai các dự án đầu tư, dự án giống Dừa.
  • Đến hết năm 2035
  • Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng phát triển bền vững của ngành Dầu thực vật.
  • Tiếp tục bổ sung và nâng cao trình độ nguồn nhân lực có khả năng sử dụng và quản lý các công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.
  • Hoàn thiện và phát huy có hiệu quả dự án đầu tư chiều sâu; khẳng định vai trò, vị trí của Viện trong giai đoạn phát triển mới.
  • Mở rộng các lĩnh vực hoạt động của Viện nhằm khai thác hết tiềm năng và nguồn lực của Viện từ đó nâng cao vị thế của Viện đối với ngành.
- Viện trở thành Viện nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ đầu ngành của Việt Nam đạt trình độ quốc tế với đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trình độ cao, các trang thiết bị và các Công ty trực thuộc hoạt động hiệu quả.
4. ĐỀ NGHỊ
          Để Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu có điều kiện phát triển và đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của ngành và đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kiến nghị:
  • Các Cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện cho phép Viện thực hiện các dự án đầu tư tiếp theo để Viện có đủ điều kiện thực hiện thành công các nội dung đề ra trong quy hoạch phát triển Viện.
  • Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức khoa học công nghệ trong giai đoạn chuyển đổi theo nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ và tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý khoa học theo hướng phù hợp với thực tiễn./.
Go to Top