Chi tiết

Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ Công Thương năm 2017

1. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp phòng trừ bọ dừa (Brontisba longissima) cho cây dừa vùng Duyên hải Nam Trung bộ  (giai đoạn 2015 – 2017)
CNĐT: KS. Lưu Quốc Thắng                               
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Xác định được hiệu quả của biện pháp sinh học phòng trừ bọ dừa vùng DHNTB
  • Xác định được hiệu quả của biện pháp phòng trừ bọ dừa bằng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ .
  • Xây dựng được 3 mô hình (1ha/mô hình).
  • Tổ chức 3 hội thảo đầu bờ (50 người/hội thảo) cho nông dân, cán bộ khuyến nông
- Đề xuất ứng dụng kết quả của đề tài vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Nông nghiệp, cây trồng (cây dừa và các loại cây tương tự).
 
2. Nghiên cứu biện pháp hạn chế hiện tượng “dừa treo” của một số giống dừa có giá trị kinh tế cao (dừa Sáp, Dứa) tại một số tỉnh phía Nam (giai đoạn 2016 – 2018).
CNĐT: KS. Nguyễn Đăng Phú
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Tiếp tục xác định nguyên nhân gây hiện tượng “dừa treo” của giống dừa Sáp (tại Tây Ninh, Trà Vinh) và dừa Dứa (Bến Tre, Tây Ninh, Trà Vinh).
  • Tiếp tục xác định một số biện pháp kỷ thuật khắc phục hiện tượng “dừa treo” của giống dừa Dứa và dừa Sáp tại các tỉnh trên.
  • Tiếp tục xây dựng 02-03 mô hình tồng hợp các biện pháp kỷ thuật hạn chế hiện tượng “dừa treo” trên giống dừa Dứa và Sáp tại các tỉnh trên.
  • Tiếp tục đánh giá được hiệu quả kinh tế của các biện pháp đã sử dụng.
- Đề xuất ứng dụng kết quả của đề tài vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Nông nghiệp, cây trồng (cây dừa và các loại cây tương tự).
 
3. Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống dừa Ta với điều kiện xâm nhập mặn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (giai đoạn 2016-2018).
CNĐT: ThS. Thái Nguyễn Quỳnh Thư
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Báo cáo đánh giá khả năng thích nghi của giống dừa Sáp thơm ở thế hệ F1 (lai tạo trong nước) trong thời kỳ kinh doanh.
  • Báo cáo đánh giá khả năng thích nghi của giống dừa Sáp thơm ở thế hệ F1 (nhập nội) trong thời kỳ kinh doanh.
  • Báo cáo đánh giá khả năng thích nghi của giống dừa sáp thơm ở thế hệ F2 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- Đề xuất ứng dụng kết quả của đề tài vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Nông nghiệp, cây trồng (cây dừa và các loại cây tương tự).
4. Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống dừa Sáp thơm tại một số tỉnh phía Nam (2016-2018)
CNĐT: CN. Nguyễn Thị Mai Phương   
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Tiếp tục báo cáo đánh giá khả năng thích nghi của giống dừa Sáp thơm ở thế hệ F1 (lai tạo trong nước) trong thời kỳ kinh doanh.
  • Tiếp tục báo cáo đánh giá khả năng thích nghi của giống dừa Sáp thơm ở thế hệ F1 (nhập nội) trong thời kỳ kinh doanh.
  • Tiếp tục báo cáo đánh giá khả năng thích nghi của giống dừa sáp thơm ở thế hệ F2 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- Đề xuất ứng dụng kết quả của đề tài vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Nông nghiệp, cây trồng (cây dừa và các loại cây tương tự).
 
5. Dự án: Sản xuất thử nghiệm dầu mè tươi bằng phương pháp ép nguội (2016-2017).
CNDA: ThS. Bùi Thanh Bình
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được:
  • Hoàn thiện sản phẩm (Tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, nhãn mác…).
  • Tổ chức sản xuất 3.000 lít dầu mè tươi giàu chất chống oxy hóa (sesamin, sesamolin); sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo qui định.
  • Đào tạo 02-04 cán bộ kỹ thuật vận hành thiết bị, công nghệ.
- Đề xuất ứng dụng kết quả của dự án vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Công nghiệp chế biến dầu, thực phẩm, nông nghiệp, cây trồng (cây mè và các loại cây tương tự).
 
6. Nghiên cứu chiết tách dầu từ hạt dưa hấu bằng enzyme (2016-2017).
CNDA: ThS. Trần Nguyễn Mỹ Châu 
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Sản xuất được 10 lít dầu từ hạt dưa hấu chứa các hoạt chất sinh học và acid béo không bảo hòa; sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và ATTP theo qui định.
  • Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế.
- Đề xuất ứng dụng kết quả của đề tài vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Công nghiệp chế biến dầu, thực phẩm, nông nghiệp, cây trồng (cây dưa hấu và các loại cây tương tự).
 
7. DA: Sản xuất thử nghiệm tinh dầu Trúc (Citrus hystrix) (2017-2018)
CNDA: KS. Võ Bửu Lợi 
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Hoàn thiện qui trình công nghệ và thiết bị sản xuất tinh dầu qui mô 10kg nguyên liệu/mẻ.
  • Có công nghệ và sản phẩm tinh dầu xông phòng và tinh dầu massage (TCCL, bao bì, nhản mác…).
  • Tổ chức sản xuất 100 lít tinh dầu xông phòng và 100 lít tinh dầu massage; sản phẩm đạt TCCL tinh dầu theo qui định.
    • Xác định được thị trường và tổ chức kinh doanh sản phẩm.
- Đề xuất ứng dụng kết quả của dự án vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Công nghiệp chế biến tinh dầu, sức khỏe, nông nghiệp, cây trồng (cây Trúc và các loại cây tương tự).
 
8. Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu dầu và cây tinh dầu
CNNV: TS. Lê Công Nông 
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Số lượng: 06 mẩu giống (02 mẫu giống lạc, 02 mẫu giống vừng, 02 mẫu giống đậu tương).
  • Bảo tồn an toàn các mẫu giống hiện có (520 mẫu giống) và 06 mẫu giống mới thu thập.
  • Phục tráng 03 mẫu giống (01 mẫu giống lạc, 01 mẫu giống vừng, 01 mẫu giống đậu tương).
  • Đánh giá 10 mẫu giống (trong đó có 04 mẫu giống Jatropha chưa được đánh giá, 02 mẫu giống lạc, 02 mẫu giống đậu tương và 02 mẫu giống vừng).
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu cho 10 mẫu giống đánh giá sơ bộ và chi tiết).
- Đề xuất ứng dụng kết quả của nhiệm vụ vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Công nghiệp chế biến dầu, thực phẩm, nông nghiệp, các loại cây trồng có dầu (lạc, vừng, đậu tương, dừa, jatropha).
9. Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật có dầu
 CNNV: ThS. Trần Yên Thảo 
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Công Thương; năm 2017.
- Kết quả đạt được trong năm:
  • Bảo tồn an toàn 31 chủng đã thu thập.
  • Tiếp tục đánh gia chi tiết 31 chủng đã sưu tập (tập trung các chỉ tiêu: tốc độ sinh trưởng, lipid tổng số, thành phần acid béo, …).
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các chủng đã đánh giá sơ bộ và chi tiết.
- Đề xuất ứng dụng kết quả của nhiệm vụ vào các lĩnh vực (ngành sản xuất, công ty, …): Công nghiệp chế biến dầu, thực phẩm, nông nghiệp, các loại vi tảo có dầu.
Go to Top