Chi tiết

Nhiệm vụ KHCN với nước ngoài, các công ty và địa phương (2009- 2017)

1. Đề tài cấp Bộ NN (ADB-Bộ NN&PTNT): Tuyển chọn giống và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của cây lạc tại Trà Vinh (2009-2011).
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Nông nghiệp & PTNT
- Thời gian thực hiện: 2014 – 2016 
Đã thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu trong năm 2009-2011 theo hợp đồng và thuyết minh của đề tài đã ký.
- Ở Trà Vinh, lạc được trồng chủ yếu trong vụ Đông Xuân, trên đất giồng cát với đầu tư thâm canh cao, nhưng chưa hợp lý như: Trồng dày (15cm x 10cm x 1 cây/hốc) kết hợp với bón phân vô cơ nhiều (134 kgN+ 136 kgP2O5 + 178 kgK2O và 500 kg vôi/ha), ít sử dụng phân hữu cơ, áp dụng phương pháp gieo trồng thủ công, cơ cấu giống chủ yếu là MD7 và chưa có hệ thống sản xuất và cung ứng giống chất lượng cho nhu cầu sản xuất là những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh.
- Trong vụ Đông Xuân, các giống L08, L12, MD9, VD01-2, L16, L23 có năng suất cao (48-57 tạ/ha), vượt đối chứng 16-25% và trong vụ Hè Thu, các giống L07, MD9, L08, VD01-1, L9803-8 và VD2 có năng suất cao (28,7-34,3 tạ/ha), vượt đối chứng 14-30%.
- Gieo bằng thiết bị của Hàn Quốc trong vụ Đông Xuân đã giảm được 18 - 19 công lao động (69 - 73% công lao động) và tiết kiệm được 840.000đ- 920.000đ (37 - 40% chi phí) so với phương pháp gieo thủ công của nông dân. Trong vụ Hè Thu giảm 14 - 16 công (54 - 62% công lao động) và 520.000đ- 580.000đ (23-30% chi phí trên 1 ha) so với phương pháp gieo thủ công .
- Trồng ở mật độ trồng 666.666 cây/ha với khoảng cách 20cm x 15cm và gieo 2 hạt/hốc cho năng suất cao, đạt 28,33-30,65 tạ/ha, vượt đối chứng 10-11%.
- Bón phối hợp NPK ở mức 60N-90P2O5-90K2O kết hợp với 0,5 kgB và 200 kg CaSo4/ha cho năng suất lạc cao, vượt công thức đối chứng của nông dân 15-19%.
- Mô hình trình diễn giống lạc mới kết hợp với sử dụng thiết bị gieo của Hàn Quốc cho hiệu quả kinh tế cao, giảm 19 công lao động và 910.000đ-1.200.000đ/ha (37-43%                                                                                                                                                      chi phí gieo) so với phương pháp gieo thủ công của nông dân.
- Đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 120 lượt nông dân và 2 buổi hội thảo đầu bờ cho 100 lượt nông dân tại Trà Vinh về kỹ thuật sản xuất giống lạc mới có ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo hạt.
- Đã xây dựng được qui trình tạm thời về kỹ thuật sản xuất giống lạc mới ứng dụng cơ giới hóa tại Trà Vinh.
2. Dự án hợp tác NCKH với Nhật Bản (JICA): Giải pháp đa lợi ích giảm thiểu biến đổi khí hậu tại Việt Nam và các nước Đông Dương bằng phát triển nhiên liệu sinh học (4/2014 – 9/2016).
- Tổ chức đặt hàng: Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia – Bộ NN&PTNT
- Thời gian thực hiện: 2014 – 2016 
- Các kết quả đạt được:
  • Chăm sóc, bảo tồn vườn tập đoàn giống Jatropha và thí nghiệm so sánh các giống triển vọng tại Tây Ninh.
  • Chăm sóc 3 ha Jatropha 5 năm tuổi và bố trí các thí nghiệm kỹ thuật canh tác cây Jatropha tại Tây Ninh.
  • Đã xây dựng mô hình trình diễn 1 ha cho hai giống Jatropha mới tuyển chọn là J08-26 và J10-87 tại Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Sau 12 tháng trồng giống J08-26 đạt năng suất 375kg/ha, giống J10-87 đạt năng suất 340 kg/ha.
  • Đã đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của cây jatropha. Trồng cây Jatropha trên vùng đất xám bạc màu Tây Ninh có hiệu quả kinh tế cao hơn cây Lạc 6.116.000 đồng nhưng thấp hơn cây khoai mì là 1.500.000 đồng.
3. Nhiệm vụ HTQT với Ấn Độ: Chương trình nghiên cứu CGIAR về Nông nghiệp vì Dinh dưỡng và Sức khỏe (A4NH) (11/2013 – 10/2014).
- Tổ chức đặt hàng: ICRISAT - Ấn Độ
- Thời gian thực hiện: 11/2013 – 10/2014
- Các kết quả đạt được:
  • Bệnh héo xanh vi khuẩn do loài R.solanacearum Smith là một loài gây bệnh phổ biến trên cây đậu phộng. Qua thí nghiệm đã chọn ra giống L12 kháng bệnh HXVK 15,1- 27,4% so với đối chứng MD7, năng suất vượt đối chứng MD7 >10% tại tỉnh Tây Ninh và Trà Vinh.
  • Áp dụng IDM trong quy trình canh tác giống kháng HXVK. Kết hợp luân canh cây đậu phộng với lúa nước, ngô, đậu tương, khoai lang (hoặc những cây không phải là ký chủ của bệnh HXVK) để làm giảm đáng kể tỷ lệ HXVK trên đồng ruộng. Bệnh HXVK phát sinh và gây hại nhẹ nhất ở chân đất có luân canh với lúa. Sử dụng giống kháng bệnh đã được chọn từ thí nghiệm tại 2 địa phương Tây Ninh và Trà Vinh mở rộng sản xuất. Kết hợp chọn cây giống sạch bệnh để trồng ngoài đồng ruộng.
  • Cung cấp giống mới có năng suất cao và kháng bệnh HXVK nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ kỹ thuật và đào tạo đội ngũ nông dân sản xuất giỏi.
  • Cung cấp giống mới có năng suất cao và kháng bệnh cho những vùng trồng đậu phộng trọng điểm và chịu thiệt hại nặng từ bệnh HXVK của tỉnh.
4. Nhiệm vụ HTQT với Ấn Độ: Đánh giá các giống đậu phộng để chọn ra giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) ở miền Nam của Việt Nam (11/2013 – 10/2014).
- Tổ chức đặt hàng: ICRISAT - Ấn Độ
- Thời gian thực hiện: 8/2014 – 6/2015
- Các kết quả đạt được: Đã phỏng vấn 250 hộ nông dân ở các vùng trồng đậu phộng trọng điểm ở Việt Nam (Bình Định, Long An, Đắc Nông, Trà Vinh và Tây Ninh). Kết quả cho thấy nông dân biết rất ít về nhiễm aflatoxin và quản lý aflatoxin. Nông dân Việt Nam cần thiết được đào tạo để nâng cao hiểu biết, như Asp.flavur từ đất có thể xâm nhập vào trong hạt đậu và khi thu hoạch chúng nằm trong hạt và có thể sinh ra độc tố, làm hại đến sức khỏe con người.
Từ các mẫu đất và hạt, chúng tôi đã phân lập và phân loại các chủng thuộc nhóm Asp. flavus. Trong số 143 chủng nấm mốc đã phân loại được có 127 chủng là Asp.flavus và trong số đó có 70 chủng sản sinh độc tố aflatoxin. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiễm Asp.flavus trong hạt, cần phải chú ý kỹ lưỡng. Sự nhiễm này có nguồn gốc từ đất trồng cây đậu phộng, hạt và do đó ảnh hưởng đến con người khi sử dụng hạt đậu phộng như là thực phẩm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện ra một số môi trường thích hợp cho việc tách các chủng cũng như đo lường aflatoxin. Chúng tôi cũng phát hiện chủng Trichoderma và đặc biệt 2 chủng Streptomyces có khả năng đối kháng với A.flavus, là tiền đề phát triển kỹ thuật giảm thiểu nhiểm aflatoxin.
5. Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ NN&PTNT: Nghiên cứu chọn tạo giống vừng năng suất cao, chất lượng tốt cho các vùng trồng chính ở Việt Nam (2011 – 2013).
- Tổ chức đặt hàng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Thời gian thực hiện: 2011 – 2013
- Các kết quả đạt được:
  • Đã điều tra tình hình sản xuất vừng tại 3 tỉnh Đồng Tháp (ĐBSCL), Tây Ninh (ĐNB) và Nghệ An (BTB).Đánh giá được những nguyên nhân chính làm hạn chế năng suất và chất lượng vừng hiện nay ở Việt Nam: Chưa có hệ thống nhân và cung ứng giống tốt, năng suất cao cho nông dân ở các vùng trồng vừng chính. Nông dân thường sử dụng nguồn giống trôi nổi ngoài thị trường, trồng theo phương thức quảng canh, không đầu tư phân chuồng, đầu tư rất thấp các loại phân đạm, lân, kali. Không lên luống, gieo hạt thủ công và ít chăm sóc.
  • Đã thu thập và đánh giá 208 mẫu giống vừng từ Viện NCD&CCD (20 mẫu), từ Viện BVTV (38 mẫu) và Trung tâm tài nguyên thực vật (150 mẫu). Các mẫu giống có nguồn gốc từ Hàn Quốc (17 mẫu), Trung Quốc (7 mẫu), Nhật Bản (1 mẫu) và Việt Nam (183 mẫu). Từ đó chọn được các mẫu giống triển vọng (20 giống ở ĐNB và ĐBSCL, 22 giống ở BTB) đưa vào khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất.
  • Chọn tạo được 3 dòng vừng năng suất cao (VDM 2013-2-27-1, VDM 2013-2-27-4, VDM 2013-5-101-40) và 5 dòng đột biến năng suất cao ( VDM23-2-27, VDM3-2-7, VDM3-1-2, VDM3-2-3, VDM3-3-12). Các dòn vừng này là nguồn vật liệu quý cho chọn tạo giống mới trong tương lai.
  • Tuyển chọn được 3 giống vừng triển vọng là VDM34, V36 và V10. Tại Tây Ninh và Đồng Tháp, giống VDM34 đạt năng suất 1,66-1,87 tấn/ha, vượt đối chứng V6: 67,7-69,8%, hàm lượng dầu cao (51,8-55,4%). Tại Thanh Hóa, giống V36 đạt năng suất 1,38 tấn/ha, vượt đối chứng V6 là 38,4%, hàm lượng dầu cao (53,8%). Tại Nghệ An, giống V10 đạt năng suất 1,27 tấn/ha, cao hơn 58% so với vừng đen NA và 30,9% so với giống đối chứng V6, hàm lượng dầu cao (50,7-57,0%). Cả ba giống trên đều có tính chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, ít đổ ngã, ít tách quả, chịu hạn tốt. Giống VDM34 và V36 đã được HĐKH của Cục trồng trọt thông qua, cho phép sản xuất thử.
  • Đề xuất được 3 qui trình kỹ thuật trồng cho các giống vừng mới VDM34 tại ĐNB & ĐBSCL và V36 tại Bắc Trung Bộ, đã được HĐKH Viện NCD&CCD cho phép ban hành. Bệnh héo vàng do nấm colletorrichum sp gây ra có thể phòng trừ đạt hiệu quả cao bằng thuốc Daconil 75WP nồng độ 0,2 %. Phun Ethrel 40% (nồng độ 0,1 %) lên lá trước khi thu hoạch vừng 1 tuần làm rụng lá và quả chin đồng đều, làm tăng chất lượng và giá trị thương phẩm hạt vừng.
  • Xây dựng thành công 8 ha mô hình trình diễn trồng các giống vừng mới. Tại xã Hải Nhân, Tĩnh Gia, Thanh Hóa (2ha), HTX Diễn Thịnh, Diễn Châu, Nghệ An (2ha), xã phước Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh (2ha), xã Tân Thành A, Tân Hồng, Đồng Tháp (2ha). Trong các mô hình trình diễn, giống vừng mới VDM34 đạt 1,33-1,34 tấn/ha, vượt đ/c V6: 10,7-10,8 %, lợi nhuận tăng 11,6-15,9%. Giống vừng mới V36 đạt năng suất 1,13 tấn/ha, tăng 22,8% so với Đ/C V6, lợi nhuận tăng 8,6%. Giống vừng mới V10 cho năng suất đạt 1,14 tấn/ha, tăng 30% so với đốu chứng vừng Đen địa phương , lợi nhuận tăng 78,9% (17.828.000đ/ha).
  • Tổ chức 6 lớp tập huấn và 3 hội nghị đầu bờ về qui trình kỹ thuật canh tác và nhân giống vừng cho nông dân và cán bộ địa phương tại Diễn Châu (Nghệ An), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Tân Hồng (Đồng Tháp) và Gò Dầu (Tây Ninh). Đào tạo được 1 Thạc sĩ và đăng được 2 bài báo trong các tạp chí.
6. Đề tài KHCN cấp Sở KH&CN Bình Thuận: Ứng dụng giống mới, xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp, xây dựng mô hình thâm canh để phát triển vùng nguyên liệu đậu phộng ở Bình Thuận (3/2014 – 3/2016).
- Tổ chức đặt hàng: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận
- Thời gian thực hiện: 3/2014 – 9/2017
- Các kết quả đạt được:
  • Đã xác định được 5 giống đậu phộng: VD 01-1, VD 01-2, VD2, VD5, và VD1 là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở ba huyện: Bắc Bình, Tuy Phong, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
  • Đã xây dựng thành công/ có các biện pháp kỹ thuật (mật độ gieo trồng, phân bón,…) phù hợp cho canh tác đậu phộng ở 3 huyện Bắc Bình, Tuy Phong và Phan Thiết.
  • Đã xây dựng được 2 quy trình cho các giống đậu phộng mới VD2, VD01-1, VD01-2 tại Bình Thuận.
  • Đã xây dựng được 06 mô hình thâm canh đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện nông hộ tại ba huyện có năng suất vượt đối chứng 12.9% - 37,7% đạt hiệu quả kinh tế cao so với mô hình đối chứng.
  • Ngoài ra đã tổ chức 03 cuộc hội thảo chuyển giao quy trình canh tác cho cán bộ kỹ thuật và nông dân; xây đựng được 03 câu lạc bộ kỹ thuật viên và nông dân giỏi; tổ chức được 03 cuộc hội thảo đầu bờ (và đã) chuyển giao quy trình canh tác cho nông dân tại ba huyện và đem lại hiệu quả thiết thực nhất.
7. Đề tài KHCN cấp Sở KH&CN Đồng Tháp: Tuyển chọn và phát triển giống mè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Đồng Tháp (2012 – 2015).
- Tổ chức đặt hàng: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp
- Thời gian thực hiện: 10/2012 – 12/2015
- Các kết quả đạt được:
  • Giống mè đen VĐ 3 qua khảo nghiệm sản xuất đạt năng suất trung bình 1,37- 1,56 tấn/ ha và vượt 20,9- 25,6% so với giống đối chứng mè địa phương (Đồng Tháp). Hạt mè màu đen, hàm lượng dầu cao từ 50,57 % -53,00 %. Giống VĐ 3 có thời gian ra hoa từ 23-26 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn 72-76 ngày. Giống VĐ3 sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao đóng quả cách gốc 29,9-33,3 cm và chiều cao cây đạt trung bình 130,5 vừa phải phù hợp với điều kiện canh tác của vùng. Giống VĐ 3 thích nghi tốt tại Đồng Tháp nhiễm nhẹ các bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium), bệnh thối thân (Pythium sp).
  • Giống mè vàng VV 12 qua khảo nghiệm sản xuất đạt năng suất trung bình 1,42- 1,63 tấn/ ha và vượt 25,6- 33,1% so với giống đối chứng mè địa phương (Đồng Tháp). Giống mè VV 12 có hạt màu vàng, hàm lượng dầu cao từ 50,60 % -54,03 %. Giống VV 12 có thời gian ra hoa từ 22-29 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn từ 71-76 ngày. Giống VV12 sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao đóng quả cách gốc 32,2-35,3 cm và chiều cao cây đạt trung bình 133,9cm. Giống thích nghi tốt tại Đồng Tháp, nhiễm nhẹ các bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium), bệnh thối thân (Pythium sp), ít bị đỗ ngã.
  • Xây dựng hai quy trình kỹ thuật với một số biện pháp canh tác chính (mật độ trồng, liều lượng phân bón, phòng bệnh,…) phù hợp tại địa phương.
  • Xây dựng được ba mô hình tại ba huyện Cao Lãnh, Lấp Vò, Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
  • Các giống mè mới cho hiệu qua kinh tế cao. Giống mè VĐ 3 cho lãi thuần trung bình đạt 41,3 triệu đồng/ha so với giống đối chứng mè địa phương đạt 31,12 triệu đồng/ha. Giống mè vàng VV 12  lãi thuần trung bình đạt 39,87 triệu đồng/ha so với giống đối chứng mè địa phương đạt 31,12 triệu đồng/ha.
8. Đề tài với Viện Di truyền nông nghiệp: Khảo nghiệm, đánh giá và chọn tạo các giống lạc mới trên diện tích 2 ha (2015).
- Tổ chức đặt hàng: Viện Di truyền nông nghiệp
- Thời gian thực hiện: 6/2015 – 12/2015
- Các kết quả đạt được: Kết quả khảo nghiệm vụ Thu Đông 2015 tại Tuy Phong- Bình Thuận cho kết luận:
  • Giống Lạc ICGV 93280 có thời gian ra hoa là 22 ngày sau gieo và thời gian sinh trưởng là 85 ngày.
  • Giống Lạc ICGV 93280 có tỷ lệ nhân (75,6%), tỷ lệ hạt chắc cao (83,4%), chiều cao thấp (40,3 cm) các tiêu chí phù hợp với sinh thái vùng.
  • Giống Lạc ICGV 93280 có năng suất cao nhất (4,0 tấn/ ha), cao vượt đối chứng 25%, hàm lượng dầu đạt 45,5% là giống triển vọng cho chọn tạo và lai giống cải thiện năng suất và hàm lượng dầu.
  • Bên cạnh đó, với ưu thế về khả năng kháng đổ ngã, kháng các bệnh chủ yếu trên cây lạc như rỉ sắt, héo xanh vi khuẩn, đóm đen, thối đen cổ rễ giống lạc ICGV 93280 là 1 giống ưu tú.
9. Đề tài với Viện Di truyền nông nghiệp: Khảo nghiệm, đánh giá và chọn tạo các giống vứng mới trên diện tích 2 ha (2015).
- Tổ chức đặt hàng: Viện Di truyền nông nghiệp
- Thời gian thực hiện: 6/2015 – 12/2015
- Các kết quả đạt được: Qua kết quả khảo nghiệm sản xuất trong vụ Xuân Hè 2015 ở tỉnh Đồng Tháp, kết luận về giống vừng VDM 3 như sau:
  • Giống vừng VDM3 cho năng suất cao đạt 1,31 tấn/ha và vượt 15,9 % so với giống đối chứng vừng V6.
  • Hạt vừng màu trắng, hàm lượng dầu cao đạt 53,24%.
  • Giống có thời gian ra hoa sớm từ lúc gieo đến lúc có hoa 22 ngày; thời gian sinh trưởng ngắn từ lúc gieo đến lúc thu hoạch 74 ngày.
  • Giống VDM3 thích nghi tốt tại Đồng Tháp, nhiễm nhẹ các bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium), giống VDM3 đỗ ngã vừa phải, chịu hạn tốt.
10. Nhiệm vụ với Viện Di truyền nông nghiệp: Khảo nghiệm, đánh giá, chọn tạo và nhân giống các giống lạc và vừng mới (2016).
- Tổ chức đặt hàng: Viện Di truyền nông nghiệp
- Thời gian thực hiện: 5/2016 – 12/2016
- Các kết quả đạt được: Qua kết quả khảo nghiệm vụ Thu Đông 2015 tại Phước Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh cho kết luận:
  • Giống lạc SG99 có thời gian ra hoa là 24 ngày sau gieo và thời gian sinh trưởng là 90 ngày.
  • Giống lạc SG99 có tỷ lệ nhân (76,3%), tỷ lệ hạt chắc cao (78,7%), chiều cao cây (64,8 cm), các chỉ tiêu đều phù hợp với điều kiện sinh thái vùng.
  • Giống lạc SG99 có năng suất cao nhất (3,7 tấn/ha), cao vượt đối chứng 9%, hàm lượng dầu đạt (52-54%) là giống triển vọng cho chọn tạo và lai giống cải thiện năng suất,  hàm lượng dầu và góp phần cải thiện đời sống nông dân với hiệu quả kinh tế đã đạt được trong vụ khảo nghiệm Thu Đông 2016.
  • Bên cạnh đó, với ưu thế về khả năng kháng đỗ ngã, kháng các bệnh chủ yếu trên cây lạc  như rỉ sắt, héo xanh vi khuẩn, đóm đen, thối đen cổ rể giống lạc SG99 là 1 giống ưu tú.
11. Dịch vụ HTQT với Anh: Thử nghiệm ba chất điều hòa tăng trưởng thực vật trên cây hoa cúc tại Đà Lạt (2016-2017)
- Tổ chức đặt hàng: Fine Agrochemicals Limited - UK
- Thời gian thực hiện: 11/2016 – 11/2017
- Các kết quả đạt được:
Nghiệm thức phun FAL phun ở 2400 3g/L và 5g/L ảnh hưởng đến chiều cao cây gây lùn cây, giảm chiều dài lóng và kích cỡ hoa đối với giống cúc nhật thân tím.
Nghiệm thức phun WIM phun ở 3g/L và 5g/L ảnh hưởng đến chiều cao cây gây lùn cây, giảm chiều dài lóng và kích cỡ hoa đối với giống cúc nhật thân tím.
Nghiệm thức phun CAR phun ở 3g/L và 5g/L ảnh hưởng đến chiều cao cây gây lùn cây, giảm chiều dài lóng và kích cỡ hoa đối với giống cúc nhật thân tím.
12. Nhiệm vụ với Viện Di truyền nông nghiệp: Khảo nghiệm các giống lạc và vừng triển vọng (2017).
- Tổ chức đặt hàng: Viện Di truyền nông nghiệp
- Thời gian thực hiện: 1/2017 – 12/2017
- Các kết quả đạt được: Kết quả khảo nghiệm vụ Xuân Hè 2017 của giống lạc SG99 tại Phước Thạnh- Gò Dầu- Tây Ninh cho kết luận:
  • Giống lạc SG99 có thời gian ra hoa là 26 ngày sau gieo và thời gian sinh trưởng là 90 ngày.
  • Giống lạc SG99 có tỷ lệ nhân (76,6%), tỷ lệ hạt chắc cao (78,0 %), chiều cao cây (56,0 cm), các chỉ tiêu đều phù hợp với điều kiện sinh thái vùng.
  • Giống lạc SG99 có năng suất cao nhất (3,6 tấn/ha), cao vượt đối chứng 12,5%, hàm lượng dầu đạt (51-53%) là giống triển vọng cho chọn tạo và lai giống cải thiện năng suất, hàm lượng dầu và góp phần cải thiện đời sống nông dân với hiệu quả kinh tế đã đạt được trong vụ khảo nghiệm Xuân Hè 2017.
  • Bên cạnh đó, với ưu thế về khả năng kháng đỗ ngã, kháng các bệnh chủ yếu trên cây lạc như rỉ sắt, héo xanh vi khuẩn, đóm đen, thối đen cổ rể giống lạc SG99 là 1 giống ưu tú.
Kết quả khảo nghiệm vụ Xuân Hè 2017 tại Phước Thạnh- Gò Dầu- Tây Ninh của giống vừng TC11 cho kết luận:
  • Giống TC 11 cho năng suất cao đạt 1,38 tấn/ha và vượt 15% so với giống vừng V6.
  • Hạt vừng màu trắng, hàm lượng dầu cao đạt 51,4 %.
  • Thời gian ra hoa sớm từ lúc gieo đến lúc ra hoa khoảng 28 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn 76 ngày.
  • Giống TC 11 sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao đóng quả trung bình (30,2cm) và chiều cao cây (162,2 cm).
  • Qua khảo nghiệm vụ Xuân Hè 2017 tại Tây Ninh cho thấy giống TC 11 thích nghi tốt nhiễm nhẹ các bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani) bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium), ít bị đỗ ngã và chịu bệnh tốt.
  • Hiệu quả kinh tế của giống vừng TC 11 đạt lãi thuần 24,46 triệu đồng/ha cao hơn giống vừng đối chứng V6 (đạt lãi thuần 20,25 triệu đồng/ha).
 
 

 
Go to Top