Căn cứ thư mời của Ban Tổ chức Hội chợ Techmart Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nông nghiệp công nghệ cao năm 2023
- Tên hội chợ: Hội chợ Techmart chuyên ngành Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nông nghiệp công nghệ cao năm 2023
- Thời gian: ngày 26 - 27/10/2023.
- Địa điểm: Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM, số 79 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM
- Thành phần đoàn: Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo các đơn vị và các CBNC thuộc Viện.
Tóm tắt nội dung hội chợ:
Thực hiện chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện đưa công nghệ mới vào ứng dụng trong sản xuất, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM (CESTI) tổ chức “Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) chuyên ngành Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Chế biến thực phẩm và Nông nghiệp công nghệ cao năm 2023”, diễn ra từ ngày 26 -27/10/2023 tại Sàn giao dịch công nghệ TP. HCM - số 79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.
Đây là sự kiện thường niên, nhằm hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) đưa công nghệ và thiết bị ra thị trường, phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 8g30 Thứ năm ngày 26/10/2023. Tại sự kiện đã diễn ra các hoạt động chính: Trưng bày, giới thiệu hơn 50 gian hàng giới thiệu các quy trình, công nghệ và thiết bị ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trong lĩnh vực Chế biến thực phẩm: Công nghệ chế biến tinh bột; công nghệ sản xuất các loại nước uống lên men, thực phẩm chứa protein; công nghệ sản xuất các chất làm tăng hương vị; quy trình chế biến rau củ quả…; Nông nghiệp công nghệ cao: Quy trình lai tạo, cải thiện giống cây trồng; kỹ thuật canh tác mới; kỹ thuật chuyển phôi, phối giống, tạo chế phẩm giúp cây trồng, vật nuôi phòng tránh bệnh tật…Tư vấn miễn phí về công nghệ với 08 chuyên gia đến từ trường đại học Bách khoa; đại học Khoa học Tự nhiên; Viện Sinh học Nhiệt đới; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao… Theo kế hoạch, PGS. TS. Lê Thị Thủy Tiên (Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) tư vấn về lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao: Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ, Công nghệ sản xuất giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, Công nghệ trồng rau ăn lá bằng kỹ thuật thủy canh; PGS. TS. Trần Thị Thu Trà (Giảng viên Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) tư vấn về lĩnh vực Chế biến thực phẩm: Công nghệ sản xuất các sản xuất các sản phẩm lương hực từ bột (bún, phở, hủ tiếu...), Công nghệ sản xuất bánh kẹo, mứt jam, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ rau quả nông sản lên men..., Công nghệ chế biến trà, cà phê, ca cao, Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm; TS. Nguyễn Trí Nhân (Giảng viên khoa Sinh học, Cố vấn quan hệ đối ngoại - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM) tư vấn về lĩnh vực Chế biến thực phẩm: Công nghệ vi sinh vật, Công nghệ sản xuất nước lên men, sữa, thực hẩm chức năng proein, chất làm tăng hương vị, chế biến rau, củ quả... Công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp, Công nghệ thu nhận và tinh sạch protein từ các tế bào, Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; TS. Đỗ Việt Hà (Giảng viên khoa Công nghệ Hóa học & Thực phẩm - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) tư vấn về lĩnh vực Chế biến thực phẩm: Công nghệ sản xuất Maltodextrin và polydextrose từ thực vật (dạng ỏng, bột hòa tan), Công nghệ sản xuất bột vi bọc hương, màu, chiết xuất tự nhiên làm nguyên liệu hoặc phụ gia thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, Công nghệ sản xuất nước uống, sữa, thạch jelly từ bột sắn dây kết hợp với các loại hạt (hạt điều, óc chó, hạt chia...) hoặc các nguyên liệu tự nhiên (saffron, đông trùng hạ thảo, bí đao, đậu đỏ...); TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc (Trưởng Bộ môn Nông học - Viện Cây ăn quả miền Nam) tư vấn về lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao: Công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng, vi sinh phâ hủy cellulose và vi sinh cung cấp dinh dưỡng cho thực vật, Tư vấn vi sinh vật đất, vi sinh vật đối kháng, chẩn đoán bệnh hại thực vật, kỹ năng bác sĩ cây trồng, Tư vấn kỹ thuật canh tác (phân bón , kỹ thuật trồng, nước tưới cỏ dại, đất...) cây ăn quả, rau, hoa...., Tư vấn nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sinh thái; TS. Lê Thị Ánh Hồng (Trưởng phòng Công nghệ biến đổi sinh học - Viện Sinh học nhiệt đới) tư vấn về lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao: Công nghệ sản xuất các chế phẩm nông nghiệp: phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học..., Công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản: chế phẩm vi sinh vật phân hủy chất thải, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng, chế phẩm vi sinh vật xử lý bệnh... Công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh sử dụng trong quá trình ủ phân hữu cơ sinh học, Công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh cố định đạm, Công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, chế phẩm lích thích tiêu hóa cho vật nuôi, chế phẩm vi sinh ức chế vi khuẩn gây bệnh trên cá; TS. Nguyễn Thị Ngọc Nhi (Phó Giám đốc Chương trình Công nghệ Sinh học, Viện Phát triển ứng dụng - Trường Đại học Thủ Dầu Một) tư vấn về lĩnh vực Chế biến thực phẩm: Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, Công nghệ sản xuất tinh dầu, Công nghệ sản xuất cao các loại thảo dược, Công nghệ lên men các sản phẩm từ sữa, trái cây... Công nghệ thanh trùng, tiệt trùng thực phẩm; TS. Lê Thành Hưng (Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao) tư vấn về lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao: Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học như: chế phẩm vi sinh phục vụ trồng trọt, ủ phân hữu cơ; chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; phân bón vi sinh hữu cơ, Công nghệ sản xuất, chế tạo phân bón công nghệ cao (phân tan chậm, phân bón nano...), Công nghệ sản xuất giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, Quy trình trồng rau ăn lá, rau ăn quả ứng dụng phương pháp thủy canh, nhỏ giọt, Tư vấn hồ sơ đăng ký bảo hộ cây trồng, lập hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích, lập hồ sơ đăng ký tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt.
Bên cạnh đó, Hơn 10 chuyên đề hội thảo trình diễn công nghệ chuyên ngành sinh học tại Techmart. Trong đó, có thể điểm qua một số chuyên đề như: Công nghệ cô đặc lạnh giúp bảo tồn hương liệu và thành phần có lợi cho sức khỏe trong sản xuất rượu vang, nước trái cây lên men lactic và chất bảo quản tự nhiên (TS. Huỳnh Tiến Đạt - Giảng viên - Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm - Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM); Quy trình công nghệ thu hồi các hoạt chất sinh học (Phenolic, alkanoid...) từ thực vật ứng dụng trong chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Bà Nguyễn Thị Phượng - Giám đốc - trung tâm nghiên cứu phát triển - Trưởng ban An toàn Thực phẩm - Công ty TNHH Peroma VN); Hệ thống thanh trùng/tiệt trùng BMB ứng dụng trong sản xuất thực phẩm (Đồ hộp, nước trái cây...) và dược phẩm (Ông Phạm Đình Khôi - Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Bốn Mùa), Giải pháp tận dụng vỏ tôm thu nhận chitin và chuyển hóa thành các phụ gia thực phẩm (TS. Phạm Phương Thùy - Giảng viên - Khoa Công nghệ Sinh học và môi trường - Trường Đại học Công thương TP. HCM), Công nghệ lên men tỏi đen (ThS. Trần Công Nam - CEO - Công ty TNHH Vinaorganic), Công nghệ nanno Technology tạo nano silica từ tro vỏ trấu làm chất kháng nấm bệnh thực vật (TS. Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc - trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới), Một số mô hình canh tác công nghệ cao (Canh tác ngoài đồng, Canh tác trên hệ thống nuôi cấy
in vitro...) trong sản xuất thực phẩm và dược liệu quy mô lớn (TS. Nguyễn Hữu Hoàng - Giám đốc - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM),…
Đánh giá kết quả hội chợ đem lại:
- Tại Hội chợ, Viện đã giới thiệu và chào bán các công nghệ như: Công nghệ chưng cất phân đoạn các loại tinh dầu có độ tinh khiết lớn hơn 99%, Công nghệ chiết tách dầu hạt từ phụ phẩm chế biến trái thanh long bằng phương pháp ép có sự hỗ trợ của enzyme, Công nghệ sản xuất tinh dầu chúc, Công nghệ chiết tách dầu từ hạt chùm ngây bằng phương pháp enzyme, Công nghệ chiết tách dầu từ hạt dưa hấu bằng enzyme, Quy trình chế biến bột sữa Dừa Sáp, Quy trình chiết tách Galactomannan từ dừa Sáp.
- Đồng thời, các cán bộ nghiên cứu của Viện cũng có cơ hội tiếp thu một số kỹ thuật mới trong nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong ứng dụng thực tiễn sản xuất vật liệu nano, ứng dụng Công nghệ Sinh học trong nông nghiệp, thực phẩm, y dược,... của các Viện, trường Đại học, Doanh nghiệp trong nước.
*
Một số hình ảnh tại Hội chợ: