Chi tiết

Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu dự chuỗi sự kiện hội thảo khoa học; ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Văn Lang

Căn cứ thư mời của Khoa Công nghệ ứng dụng trường Đại học Văn Lang.
- Tên chuỗi sự kiện: Hội thảo khoa học – Giao lưu văn hóa – Kết nối doanh nghiệp – Phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, Công nghệ thẩm mỹ, Công nghệ thực phẩm và Nông nghiệp công nghệ cao.
- Thời gian: ngày 14/06/2022.
- Địa điểm: Hội trường N2T1 - Trường Đại học Văn Lang.
- Thành phần đoàn :
1. Ông Lê Công Nông - Viện trưởng
2. Ông Huỳnh Đình Thạch - Trưởng phòng Kế hoạch - Hợp tác quốc tế
3. Bà Bùi Thanh Bình - Trưởng Bộ môn Công nghệ Dầu béo và Phân tích
4. Bà Trần Thị Phương Nhung - Trưởng Bộ môn Cây có dầu ngắn ngày
5. Bà Nguyễn Thị Út - Phó Bộ môn Cây có dầu ngắn ngày
6. Bà Nguyễn Thị Mai Phương - Phó Bộ môn Cây có dầu dài ngày
7. Ông Mai Huy Hoàng - Giám đốc Trung tâm Phân tích và kiểm định IOOP
Cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện
Tóm tắt nội dung chuỗi sự kiện:
Mục tiêu:
Kết nối các doanh nghiệp nòng cốt, hợp tác cùng phát triển, phát triển chương trình đào tạo tại doanh nghiệp. Qua đó cung ứng nguồn lao động cho doanh nhiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên, đồng thời tạo cơ hội để trao đổi, học tập lẫn nhau các vấn đề học thuật và giao lưu văn hóa nghệ thuật.
Nội dung:
Các báo cáo chính trong chuỗi sự kiện bao gồm:
- Báo cáo: “Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và mỹ phẩm” trình bày về một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp (nhân giống, lai tạo giống, sản xuất chất điều hòa sinh trưởng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và chế biến sau thu hoạch) và công nghệ mỹ phẩm (xà phòng sát khuẩn).
- Báo cáo: “Ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến dược liệu và thực phẩm” trình bày về một số nghiên cứu đã được ứng dụng thành công của Trường Đại học Văn Lang như: Sản xuất trà Phổ nhĩ từ trà Ô Long, sản xuất trà gạo GABA, thiết kế chế tạo hệ thống hạ thủy phần mật ong mô hình tổ ong, nghiên cứu bảo quản sản xuất cơm tươi ở nhiệt độ thường, thuốc trừ sâu thảo mộc.
- Báo cáo: “Hệ sinh thái dữ liệu lớn tại Việt Nam và tiềm năng ứng dụng trong y học chính xác” trình bày các lợi ích cũng như lý do tại sao y học chính xác là xu hướng tất yếu hiện nay trên thế giới, qua đó xác định vai trò của  học dữ liệu lớn trong tăng cường chăm sóc sức khỏe.
- Báo cáo: “Ứng dụng công nghệ sinh học trong mỹ phẩm chăm sóc da” của Công ty TNHH Mediaworld giới thiệu sơ lược các sản phẩm của công ty có ứng dụng công nghệ sinh học, cũng như các lợi ích so với sản phẩm thường như hạn chế những hệ lụy không mong muốn như dị ứng, kích ứng da, ngăn ngừa lão hóa da.
- Báo cáo: “Sản phẩm Hồng đảng sâm” của Công ty TNHH Green Pharmedic giới thiệu sơ lược các sản phẩm làm từ Hồng đảng sâm của công ty có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, rất có ích cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và tim mạch.
- Báo cáo: “Chúng tôi tái tạo nông nghiệp truyền thống” của Công ty TNHH Nông trại Ếch Ộp giới thiệu sơ lược chuỗi nông nghiệp khép kín, tận dụng hệ sinh thái xung quanh nhằm hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong và sau thu hoạch và chất kháng sinh trong chăn nuôi.
- Báo cáo: “Thực phẩm an toàn - Cuộc sống hạnh phúc” của Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C giới thiệu sơ lược về quy mô của công ty, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp xanh và sạch theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa nông nghiệp Việt lên tầm cao mới.
- Báo cáo của Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, sự đa dạng sinh học trong hệ thống động thực vật và một số chương trình hoạt động và các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu.
- Báo cáo của Công ty TNHH Giám định Vinacontrol giới thiệu sơ lược về hệ thống mạng lưới của công ty và các mội quan hệ hợp tác, cũng như dịch vụ trọng điểm như giám định, thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn tư vấn đánh giá môi trường,....
Ký kết Biên bản ghi nhớ với Khoa Công nghệ ứng dụng - Trường Đại học Văn Lang
- Nội dung hợp tác: Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thực nghiệm và một số lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm thông qua các hình thức như: Trao đổi cán bộ giảng dạy; Trao đổi, xây dựng và cung cấp các bài giảng, tài liệu học tập; Cho phép và tiếp nhận sinh viên thực tập, thực hành về các lĩnh vực chuyên môn; Tổ chức các chuyến tham quan cho nhân viên và sinh viên để học tập và nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dầu & Cây có dầu và các cơ sở trực thuộc Viện.
Đánh giá kết quả chuỗi sư kiện đem lại:
- Thông qua chuỗi sự kiện, các cán bộ của Viện tham dự đã được giới thiệu một số phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, Công nghệ thẩm mỹ, Công nghệ thực phẩm và Nông nghiệp công nghệ cao.
- Việc ký kết Biên bản ghi nhớ giúp mở thêm nhiều cơ hội hợp tác nghiên cứu giữa Viện và Trường trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng trên cây có dầu, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học nói chung, cũng như các nghiên cứu về Công nghệ sinh học, Công nghệ thẩm mỹ, Công nghệ thực phẩm và Nông nghiệp công nghệ cao nói riêng vào thực tiễn sản xuất.
- Đồng thời, tiếp thu một số quan điểm mới về xu hướng công nghệ mới hiện nay của các trung tâm nghiên cứu, trường, viện, doanh nghiệp, cá nhân tham gia trong chuỗi sự kiện.
  02082022-5.1.jpg
02082022-5.2.jpg
02082022-5.3.jpg
Go to Top