Chi tiết

TRUNG TÂM DỪA ĐỒNG GÒ

1 Cơ sở pháp lý
Cơ quan quyết định thành lập: Bộ Công Nghiệp, Quyết định 1732/CNn-TCLĐ ngày 17 tháng 12 năm 1993
Giấy phép kinh doanh: Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh và đăng ký thuế của Tổ chức Khoa học và Công nghệ số 0301250148-002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp ngày 16/10/2016.
Diện tích đất được giao sử dụng: 57,1 ha, theo các Quyết định số:
- Quyết định số 456/UB/QĐ ngày 21 tháng 5 năm 1984 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đơn xin cấp đất của xí nghiệp Liên hiệp dầu thực vật để xây dựng khu nghiên cứu thí nghiệm của Trung Tâm nghiên cứu thực nghiệm Dừa;
- Quyết định số 115/UB-QĐ ngày 15 tháng 2 năm 1985 của UBND tỉnh Bến Tre về việc giao đất cho Trạm nghiên cứu và thực nghiệm Dừa Đồng Gò (Giồng Trôm);
- Quyết định số 965/UB-QĐ ngày 6 tháng 11 năm 1985 của UBND tình Bến Tre về việc giao đất cho Trạm Nghiên cứu và thực nghiệm Dừa Đồng Gò (Giồng Trôm);
- Quyết định số 650/UB-QĐ ngày 24 tháng 7 năm 1986 của UBND tỉnh Bến Tre về việc giao đất cho Trạm Nghiên cứu thực nghiệm Dừa Đồng Gò;
- Quyết định số 2878/QĐ-UB ngày 16 tháng 10 năm 2003 của UBND tỉnh Bến Tre V/v thu hồi phần đất do Trung Tâm Thực nghiệm Dừa Đồng Gò quản lý, Bộ Công nghiệp đồng ý giao lại tỉnh Bến Tre.
2. Tổ chức nhân lực
Lãnh đạo Trung tâm:
- Giám đốc: Bà Ngô Thị Thanh Trúc
- Điện thoại liên lạc: 0275 3862226 – 0275 3862327
Địa chỉ: Ấp 1, Xã Lương Hòa, Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre.
3. Chức năng nhiệm vụ
- Bảo tồn Bộ sưu tập giống dừa duy nhất của quốc gia;
- Nghiên cứu chọn tạo và khai thác các giống dừa có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương để phục vụ sản xuất;
- Triển khai thực nghiệm các nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và xây dựng mô hình nuôi trồng xen có hiệu quả trong vườn dừa cho các chương trình nghiên cứu của Viện;
Ngoài ra, Trung tâm còn sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện, như:
- Hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo tập huấn và chuyển giao công nghệ các kết quả nghiên cứu về sản xuất, chế biến dừa cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
- Sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp….)
- Sản xuất, kinh doanh rượu và các sản phẩm chế biến từ cây có dầu khác;
- Sản xuất, kinh doanh các loại nông sản, thực phẩm;
- Khảo nghiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
- Kinh doanh các loại sản phẩm dầu thực vật, hương liệu tự nhiện, hóa chất, vật tư kỹ thuật thuộc ngành dầu thực vật;
- Cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản;
- ….
4. Các kết quả đã nghiên cứu
- Sưu tập, bảo tồn tập đoàn giống dừa duy nhất của quốc gia gồm 51 giống (12 giống nhập nội, 39 giống trong nước);
- Là thành viên của Tổ chức quỹ gen cây dừa quốc tế (COGENT/IPGRI nay là Bioversity International) từ năm 1997;
- Đã sử dụng 19 giống làm vật liệu lai tạo giống mới (13 giống làm mẹ, 4 giống làm bố, 2 giống vừa làm bố vừa làm mẹ) để lai tạo ra 28 giống mới. Trong đó:
+ Giống dừa lai PB121 được phép khu vực hóa theo Quyết định số 3492/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/9/1999 của BNN&PTNT;
+ Các giống dừa lai JVA1, JVA2 được phép khu vực hóa theo Quyết định số 2182/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/9/2004 của Bộ NN & PTNT;
- Đánh giá, tuyển chọn và chuyển giao cho sản xuất nhiều giống dừa có năng suất cao, chất lượng tốt cho cả 2 mục đích lấy dầu và uống nước:
+ Các giống dừa Ta, Dâu. Xiêm, Ẻo được công nhận theo Quyết định số 242/QĐ-TT-CCN ngày 19/5/2011 của Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT;
+ Cây dừa đã được Nhà nước đưa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam theo Thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/7/2011 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.
+ Giống dừa Dứa được công nhận theo Quyết định số 298/QĐ-TT-CCN ngày 12/7/2012 của Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT.
+ Giống dừa Sáp được công nhận theo Quyết định số 4864/QĐ-BNN-TT ngày 24/11/2016 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. 
- Xây dựng TCVN 10684-5-2018 về giống dừa được Bộ KHCN công bố theo Quyết định số 464/QĐ-BKHCN ngày 09/03/2018.
- Xây dựng qui trình kỹ thuật thu hoạch mật hoa dừa và qui trình kỹ thuật sản xuất đường dừa và qui trình sản xuất rượu cao độ mật hoa dừa;
- Xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất rượu vang mật hoa dừa.
5. Tiềm lực máy móc/ thiết bị sẵn có
  • Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (máy kéo, dàn cày, xới, máy bơm nước, hệ thống tưới phun văng …)
  • Thiết bị phục sản xuất rượu (nồi chưng cất, tank lên men, tank bảo quản rượu …)
6. Các sản phẩm thương mại (tên sản phẩm, công dụng, hình ảnh, liên hệ đặt hàng)
Giống dừa:
- Trung tâm là nơi cung cấp dừa giống uy tín, chất lượng trên phạm vi cả nước;  
- Tư vấn sử dụng giống dừa và chuyển giao kỹ thuật canh tác dừa.




Các sản phẩm từ mật hoa dừa:

- Cung cấp các sản phẩm từ mật hoa dừa: Rượu Mật dừa (Coconut Sap Brandy), Rượu vang Mật dừa (Coconut Sap Wine), Si-rô Mật dừa (Coconut Sap Syrup) …. Các sản phẩm này được làm từ mật hoa dừa nguyên chất, có hương vị đặc trưng riêng, là sản phẩm đặc trưng của xứ dừa Bến Tre dành cho du khách, chỉ có tại Trung tâm dừa Đồng Gò;   
- Trung tâm nhận đào tạo công nhân thu hoạch mật hoa dừa và chuyển giao công nghệ chế biến một số sản phẩm từ mật hoa dừa.


Liên hệ:  
- Trung tâm Dừa Đồng Gò.
- Địa chỉ: ấp 1, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
- Điện thoại: 0275 3862226 – 0275 3862327 – 0275 3704186
 7. Kêu gọi hợp tác đầu tư
- Trung tâm có thể hợp tác liên doanh với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước để khai thác tiềm năng của đơn vị như:
+ Đất đai để sản xuất các loại giống cây trồng, thủy sản xen trong vườn dừa để cung cấp cho thị trường;
+ Khai thác cảnh quan vườn dừa phục vụ du lịch sinh thái dừa;
+ Tiếp nhận nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật mới để nghiên cứu phát triển ngành dừa
Go to Top